Nhớ một con người có tầm nhìn về nguồn nhân lực khoa học
Trong buổi làm việc với nghiên cứu viên của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam chiều ngày 21-4-2016, GS.TSKH Nguyễn Văn Khang đã bày tỏ sự kính nể với người đồng nghiệp, người quản lý của mình - GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo.
Sau khi tốt nghiệp khoa Toán Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1965), ông Nguyễn Văn Khang được phân công về giảng dạy tại bộ môn Cơ học Lý thuyết[1], khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong thời gian công tác tại trường từ năm 1965 đến năm 2008, GS.TSKH Nguyễn Văn Khang đặc biệt ấn tượng với GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo từ khi ông còn là Phó chủ nhiệm bộ môn Cơ học Lý thuyết bởi ông là một nhà quản lý rất đặc biệt, luôn tạo điều kiện cho các cán bộ cấp dưới phát triển. Bản thân giảng viên Nguyễn Văn Khang cũng được Phó chủ nhiệm bộ môn Nguyễn Văn Đạo tạo điều kiện cử đi nghiên cứu sinh bậc 1 tại trường Đại học Bremen, Cộng hòa Liên bang Đức (1968 - 1974), rồi sau đó cũng chính ông Đạo tiếp tục khuyến khích ông đi làm nghiên cứu sinh bậc 2 cũng tại trường này (1985-1986).
GS.TSKH Nguyễn Văn Khang (phải) trong buổi làm việc với
nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
Không chỉ với ông Nguyễn Văn Khang mà nhiều cán bộ trẻ khác cũng được GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo quan tâm như vậy. Đó là một trong nhiều lý do khiến GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo được nhiều đồng nghiệp, học trò kính nể, quý mến. Và gần 10 năm vắng bóng GS.TSKH Nguyễn Văn Đạo nhưng những ấn tượng đẹp về nhà khoa học này vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của họ, trong đó có GS.TSKH Nguyễn Văn Khang.
Lê Thị Lợi
Tin khác
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM
- Học trong lò bánh mỳ
- Người lật tìm “tử ngữ” văn chương
- Khoa học và cuộc sống