Thuở ban đầu lưu luyến ấy
Những ngày cuối tháng 3-2022, GS.TS Lê Khánh Phồn (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Địa vật lý kiêm Chủ nhiệm khoa dầu khí, trường Đại học Mỏ Địa chất) đã chia sẻ với Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam về những ngày đầu tiên gắn bó với ngành Địa lý phóng xạ ở Việt Nam.
Năm 1966, ông trở thành sinh viên khóa đầu tiên ngành Địa vật lý phóng xạ của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Thời điểm đó, trường phải sơ tán về Hà Bắc để đảm bảo an toàn và duy trì việc giảng dạy cho sinh viên. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thầy và trò vẫn không ngừng cố gắng. Sau 5 năm học, tốt nghiệp thành tích xuất sắc với 28/28 môn đạt điểm 5/5, sinh viên Lê Khánh Phồn là sinh viên duy nhất trong khối được Bộ Đại học trao tặng huy hiệu Bác Hồ. Ông chia sẻ “Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ hình ảnh về mái trường thời chiến với những lớp học được dựng lên bằng tre, mái lợp lá mía năm nào. Đối với tôi, đó mãi là mái trường để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất, là tiền đề để tôi gắn bó với nghề Địa lý phóng xạ cho đến nay”.
Trong buổi làm việc, GS.TS Lê Khánh Phồn cũng trao tặng cho Trung tâm quyển đồ án và bằng tốt nghiệp trường Đại học Mỏ - Địa chất được ông lưu giữ từ năm 1971 đến nay cùng lời nhắn: Tôi tin tưởng Trung tâm!
Thúy Tiềm
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất