Những tư liệu đa dạng của một nhà khoa học
Những tư liệu gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng, nghiên cứu và làm báo của PGS.TS Nguyễn Đức Trụ đã được vợ ông - bà Nguyễn Thị Tuyết Đào lưu giữ cẩn thận tại tư gia và trân trọng trao tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam sáng ngày 6-11-2014.
PGS.TS Nguyễn Đức Trụ (bút danh Văn Trọng), sinh ngày 11-11-1927 tại Hải Dương. Ông là cán bộ tiền khởi nghĩa trong kháng chiến chống Pháp, trực tiếp tham gia công tác thông tin tuyên truyền và báo chí ở Ty Thông tin Hải Dương và Trung ương (cán bộ Báo Sự thật, tiền thân của Báo Nhân dân). Ông là Phó Ban văn hóa Báo Nhân dân (1957-1966), sau đó ông công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ (1968-1980); Viện trưởng Viện châu Á - Thái Bình Dương (1981-1993); Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Trung Quốc học cho đến khi nghỉ hưu năm 1997.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Đào trong buổi làm việc với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các Nhà khoa học Việt
Sau khi chuyển sang làm nghiên cứu, nghiệp cầm bút vẫn theo chân ông trong các công trình khoa học như chuyên khảo Hoàng sa - quần đảo Việt Nam hay tác phẩm Người tình lãng quên đã được bình chọn giải Sài phi thư trang năm 1999. Như ông đã từng tự sự lúc sinh thời “Tôi thấy viết văn là một nghề đáng quý, song là nghề cực khó. Nói cho đúng, nó như cái nghiệp, có say thì mới làm được…”[1].
Trong buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Tuyết Đào đã trao tặng Trung tâm Di sản hàng trăm tài liệu của người chồng quá cố, gồm: Bài viết, bản thảo, ghi chép, thông tin cá nhân, ảnh tư liệu đã gắn bó với cuộc đời nghiên cứu, cầm bút của PGS.TS Nguyễn Đức Trụ.
Nguyễn Thúy Tiềm
Tin khác
- Nghiên cứu diệt trừ sâu bệnh - Kỷ niệm không bao giờ quên
- Cuba và những ký ức không quên
- Nhập cuộc và thành công
- Phát hiện nước khoáng Radon ở Việt Nam
- Góp phần nghiên cứu và lưu giữ di sản khảo cổ học
- Bà là tấm gương sáng
- Về một công trình nghiên cứu tâm đắc nhất
- "Người mẹ" thứ hai
- Niềm vui của nhà khoa học
- Những cuốn vở ghi chép của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn