Sưu tầm chẳng ngại đường xa ngàn dặm
Vượt quãng đường dài hơn 1200km, chiều ngày 15-4-2021, các nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có mặt tại Nha Trang - quê hương của cố GS.TSKH Nguyễn Lai để tiếp nhận tài liệu do gia đình trao tặng.
GS Nguyễn Lai (1930-2019) nguyên là Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ông là một trong những nhà khoa học gạo cội, có đóng góp tích cực cho ngành ngôn ngữ học Việt Nam về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh… Trước khi là nhà ngôn ngữ học, ông còn là nhà văn với các tác phẩm mang đậm dấu ấn, sắc thái của người Khánh Hòa. Nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn ngữ đã trở thành một trong những điểm mạnh của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như "Ngôn ngữ và sáng tạo văn học", "Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học"...
Sưu tầm tài liệu của cố GS.TSKH Nguyễn Lai tại Nha Trang
Cách đây nửa năm, qua sự giới thiệu của PGS.TS Phạm Văn Tình (Hội Ngôn ngữ học), trong buổi ra mắt cuốn sách "Nguyễn Lai - Tuyển tập các tác phẩm văn học" tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi với con trai và con dâu GS Nguyễn Lai. Từ lần ấy, hai bên vẫn giữ liên hệ từ xa. Lời hứa vào Nha Trang ghé thăm quê hương và là nơi GS Nguyễn Lai sống gần chục năm cuối đời nay đã được hiện thực hóa. Anh Giang con trai cả GS Nguyễn Lai chia sẻ: "Các anh em tôi không theo ngành của bố nên không hiểu hết những giá trị tài liệu của cụ, giữ lại gia đình cũng mai một dần. Thật may vì có Trung tâm Di sản sưu tầm và lưu trữ tài liệu của cha tôi và cả các nhà khoa học khác để thế hệ sau có thể tiếp cận".
Nguyễn Điệp
Tin khác
- Con em cán bộ nhân viên MEDDOM vui tết thiếu nhi
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc tham quan MEDDOM PARK
- Bế giảng khóa bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”