Đó là các bản thảo, bản ghi chép, thư trao đổi khoa học, ảnh tư liệu của PGS.TS Ngô Gia Thạch trong thời gian làm việc với chuyên gia Liên Xô tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Sinh học và Di truyền, trường Đại học Y Hà Nội; một số khóa luận tốt nghiệp viết tay do ông hướng dẫn từ cuối những năm 1960; sách chuyên ngành cùng nhiều bài viết của ông đăng trên các Tạp chí Y học Việt Nam; Di truyền học ứng dụng…
PGS.TS Ngô Gia Thạch (phải) nghe nghiên cứu viên giới thiệu về hoạt động
của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
Biết đến hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam qua lời giới thiệu của một đồng nghiệp, nên trong buổi làm việc, PGS.TS Ngô Gia Thạch bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ. Ông cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được thấy sự ra đời của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, một tổ chức rất có ích cho đời nay và đời sau. Đó là một công việc to lớn, lâu dài. Nếu không có Trung tâm, khi các nhà khoa học qua đời thì dần dần phần lớn các tài liệu khoa học và các hiện vật quý giá của các nhà khoa học sẽ rơi vào sọt của các bà thu mua ve chai hoặc bị mục nát".
PGS.TS Ngô Gia Thạch nguyên là Chủ nhiệm Bộ môn Sinh học, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông về nuôi cấy tế bài để xét nghiệm nhiễm sắc thể của người, chất nhiễm sắc giới tính trong các tình trạng sinh lý và bệnh lý, nếp vân da bàn tay người bình thường và một số bệnh, điều tra dị tật bẩm sinh của trẻ em.
Lưu Thúy – Minh Khôi