Tập huấn nâng cao chất lượng nghiên cứu văn hóa
Từ ngày 19 đến 21-7-2017, nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tham dự khóa tập huấn này do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Giảng viên lớp tập huấn là Giáo sư, Tiến sĩ Lương Văn Hy[1]. Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu của mình trong lĩnh vực khoa học xã hội, GS Lương Văn Hy đã trình bày với các nhà khoa học, các nghiên cứu viên tham dự lớp tập huấn về các lý thuyết trong nghiên cứu nhân học nói chung và nghiên cứu văn hóa nói riêng.
GS.TS Lương Văn Hy (giữa) thuyết trình về Lý thuyết trong nghiên cứu Nhân học
Khẳng định vai trò của các lý thuyết trong nghiên cứu, GS Lương Văn Hy cho rằng: nếu chỉ khảo tả văn hóa thì chưa đủ mà cần áp dụng các lý thuyết để tăng chiều sâu nghiên cứu, đồng thời giúp nghiên cứu đó dễ dàng được giới học thuật quốc tế đón nhận. Với tư cách là người phản biện kín cho nhiều tạp chí trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn uy tín trên thế giới, GS Lương Văn Hy đã hướng dẫn cho các đồng nghiệp trẻ về cách viết một bài tạp chí gửi đăng quốc tế: cách dẫn dắt vấn đề, thu thập dữ liệu, lựa chọn tiêu đề, lựa chọn khung phân tích…
Tham gia lớp tập huấn là dịp để nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với những lý thuyết nghiên cứu nhân học, ứng dụng phù hợp trong công tác nghiên cứu về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học, đồng thời có cơ hội gặp gỡ nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
Nguyễn Thị Điệp
[1] GS.TS Lương Văn Hy, nguyên Trưởng khoa Nhân học, trường Đại học Toronto (Canada). Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1981 tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất