Thầy Ngô Văn Bưu
Thầy Ngô Văn Bưu đã để lại ấn tượng mạnh và có ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc đời của GS.TS Lê Khánh Phồn (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Địa vật lý kiêm Chủ nhiệm khoa dầu khí). Trong buổi làm việc mới đây với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt nam, ông đã dành thời gian rất lâu để chia sẻ về người thầy của mình.
Năm 1971, với kết quả học tập tốt, Lê Khánh Phồn được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Mỏ - Địa chất. Khi đó, ông được cùng những người thầy như: Ngô Văn Bưu, Vũ Ngọc Kỷ, Võ Năng Lạc, Phạm Năng Vũ… trực tiếp tham gia vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
![]() |
GS.TSKH Ngô Văn Bưu (thứ 5, từ trái), GS.TS Lê Khánh Phồn (thứ 2, từ phải) cùng các đồng nghiệp trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập bộ môn Địa Vật lý tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1986 |
Ông chia sẻ: Với tôi, thầy Bưu (GS.TSKH Ngô Văn Bưu) rất vĩ đại và là một con người trách nhiệm, tôi tin thế hệ sau khó có thể làm được như thầy đã từng làm. Khi giảng dạy, thầy mời những chuyên gia của Nga, Việt Nam để tổ chức các seminar và dạy ngoại khóa khiến sinh viên rất hào hứng khi học. Nhưng ấn tượng với tôi nhất về thầy Bưu là tinh thần trách nhiệm, thầy không chỉ tổ chức, cử cán bộ đi liên hệ thực tập cho sinh viên tại các địa phương, mà còn là người trực tiếp đến tận nơi để kiểm tra, mà lúc bấy giờ chủ yếu là đi bộ. Công việc rất vất vả, đồng lương không cao nhưng thầy vẫn luôn là tấm gương sáng để tôi học tập và noi theo.
Thúy Tiềm
Tin khác
- Thông báo tổ chức Tọa đàm số 7
- Những kỷ vật còn lại của TS Hoàng Như Tố
- Tiếp nhận tư liệu của PGS.TS Phạm Khắc Hiếu
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM