Thi cảm của một nhà sinh học
GS.TSKH Vũ Quang Côn* đã chia sẻ với cán bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong buổi đầu gặp gỡ, ngày 14-4-2016, rằng thơ ca chính là cầu nối để ông thể hiện trọn vẹn cảm xúc đặc biệt với thiên nhiên.
Ngay từ khi còn học phổ thông, Vũ Quang Côn đã có niềm yêu thích đặc biệt với thơ ca và văn học. Năm 1962, sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 Lê Quý Đôn (Thái Bình), ông quyết định đăng ký thi vào khoa Sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội[1] với mong muốn sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, để nuôi dưỡng thêm cho tâm hồn thơ ca. Nhiều tứ thơ dung dị, đầy cảm xúc, và gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ đã được Vũ Quang Côn cho ra đời trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
GS.TSKH Vũ Quang Côn
Bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu về sinh thái côn trùng, GS.TSKH Vũ Quang Côn vẫn luôn dành thời gian cho thơ ca. Việc sáng tác thơ ca cũng là cách đề ông gửi gắm tình yêu với chuyên ngành sinh học, với thiên nhiên vạn vật của mình.
Đến nay, GS.TSKH Vũ Quang Côn đã cho ra đời ba tập thơ in tại Nhà xuất bản Hội nhà văn: Dáng hình (2003), Đêm trắng (2009); Nguyên sơ (2011)... Ông tâm sự: "Quá trình nghiên cứu về sinh học tiếp tụccho tôi những cảm xúc đặc biệt về thiên nhiên, và thơ ca là cầu nối để tôi thể hiện trọn vẹn những xúc cảm đó".
Phạm Ngọc Hải
* GS.TSKH Vũ Quang Côn là nhà khoa học lĩnh vực Sinh học, nguyên là Viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.
[1] Nay là khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tin khác
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM
- Học trong lò bánh mỳ
- Người lật tìm “tử ngữ” văn chương
- Khoa học và cuộc sống