Tham gia buổi làm việc còn có PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, bà Võ Ngọc Lan, Giám đốc Bệnh viện, MEDLATEC cùng toàn thể cán bộ, nhân viên công ty VNPG.
Bảo tàng ngầm được xây dựng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình với diện tích 3000m2 , là nơi trưng bày, giới thiệu về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học Việt Nam thông qua các câu chuyện, hiện vật, công trình nghiên cứu khoa học…. Phương án thiết kế ban đầu là toàn bộ bảo tàng gồm 3 modul ngầm. Tuy nhiên sau khi khoan thăm dò địa chất, phương án đầu tiên bị thay đổi. Trong buổi làm việc, KTS Phan Xuân Dương – Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết kế A3, trường Đại học Kiến trúc, đơn vị thực hiện gói thầu – trình bày phương án thiết kế mới có sự thay đổi. Bảo tàng gồm 1 tòa nhà nổi và 2 Modul ngầm. Hội nghị đã thông qua phương án này.
GS.TS Nguyễn Anh Trí nhận xét về mô hình bảo tàng ngầm
TS Nguyễn Nam Hà, trưởng Bộ môn cầu hầm Đại học Giao thông Vận tải thiết kế cây cầu bắc qua dòng suối trong khuôn viên đưa ra ba phương án để ban quản lý lựa chọn. Cây cầu này không chỉ để vận chuyển, đi lại mà còn là điểm nhấn có tính thẩm mỹ cao trong khuôn viên Bảo tàng. Hội nghị đã chọn phương án 3 và đề nghị chỉnh sửa lại mố cầu cho đẹp và chống được va đập vào mùa lũ.
Phương án 3, cây cầu được chọn bắc qua dòng suối Vàng
Dự án cây xanh do Khoa Cảnh quan, Đại học Lâm nghiệp thiết kế với định hướng nhanh chóng tạo rừng cây bóng mát che phủ khuôn viên. Với diện tích 26,3ha, khuôn viên Công viên các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu được triển khai trồng cây xanh dọc các tuyến đường đã hoạch định; tổ chức ươm trồng trên 140 loài cây gỗ, cây ăn quả và hoa…GS.TS Nguyễn Anh Trí, hoan nghênh sự cố gắng và đóng góp của các đơn vị trong thời gian gần 2 năm qua và cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa trong quá trình thi công sắp tới.
Trần Quang Huy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam