Tiếp nhận khối tư liệu hiện vật chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động
Sáng 4-8, GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc – Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ Robot Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã trao tặng khối tư liệu hiện vật lớn của ông cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Thiện Phúc bảo vệ luận án Tiến sĩ (1972) và Tiến sĩ khoa học (1978) tại trường Đại học Tổng hợp Kỹ Thuật Saint - Peterburg, Liên Xô về chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động.
Trên 40 năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc có nhiều đóng góp cho sự hình thành phát triển về Robot ở Việt Nam. Từ những năm 80 cho đến nay ông đã nghiên cứu trên 20 đề tài về robot và ứng dụng phát triển hàng trăm robot thông minh, tự động hóa phục vụ và có ứng dụng. Một trong số đó là: “Ứng dụng Robot trong kỹ thuật bảo hộ lao động (1985); Robot phun chất phòng dịch (1993); Robot bưng bê thùng rác nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ (2005) và chế tạo xe tự vận hành phục vụ y tế trong môi trường độc hại, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm xạ (2006)…”.
GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc (phải) trao đổi với cán bộ Trung tâm trong buổi tiếp nhận tư liệu, hiện vật, 4-8-2011
Các tư liệu, hiện vật GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc trao tặng Trung tâm gồm: Các bản thảo sách, đề tài, các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, bài tham luận, các nhận xét khoa học, băng đĩa tư liệu và sách tham khảo về chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động. Ông cũng gửi Trung tâm “robot tự động tập bắn” do ông hướng dẫn học viên làm đồ án tốt nghiệp năm 2008.
Robot tự động tập bắn
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc với công việc của Trung tâm hiện tại và trong thời gian tới.
Trần Quang Huy
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất