Tiếp nhận tài liệu của PGS Đoàn Trọng Huy
Như đã hẹn, đúng 8h30 ngày 28-5-2019, nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có mặt tại tư gia của PGS.TS Đoàn Trọng Huy (nguyên Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) ở TP. Hồ Chí Minh. Sau cuộc trò chuyện thân tình, ông giới thiệu cho chúng tôi khối tài liệu cá nhân ông đã sắp xếp, chuẩn bị cẩn thận.
Tiếp nhận toàn bộ các tư liệu này, chúng tôi thực sự nể phục sức làm việc dẻo dai của ông. Đến nay PGS Huy đã có hơn 30 đầu sách in chung và in riêng, khoảng 300 bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Đó là chưa kể số lượng lớn các bài đăng tải trên các trang website về các tác giả, tác phẩm hoặc vấn đề văn học được quan tâm.
PGS.TS Đoàn Trọng Huy luôn quan tâm và ủng hộ Trung tâm DSCNKHVN
Mặc dù gặt hái không ít thành công nhưng PGS Huy vẫn luôn khiêm tốn và thấy mình còn nhiều điều phải học tập từ các bậc thầy, đồng nghiệp cho đến những học trò ưu tú. Có lẽ với đức tính cầu thị ấy mà ông đã "được lòng" các tác gia văn học lớn như nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ Chế Lan Viên, Tố Hữu... Theo đó là "những đứa con tinh thần" được chào đời một cách vẹn tròn. Đó là các ấn phẩm: Nghệ Thuật thơ Chế Lan Viên (2006); Tố Hữu-Nhà cách mạng, nhà thơ (2010); Hồ Chí Minh-niềm thơ cao cả (2015)...
Ở tuổi xưa nay hiếm, PGS.TS Đoàn Trọng Huy vẫn hăng say làm việc
Giờ đây đã ngoài tuổi bát tuần, an vui cùng con cháu tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng PGS.TS Đoàn Trọng Huy vẫn không ngừng tay bút, say mê với nghiệp viết, nghề văn. Với ông, hạnh phúc là khi được làm những điều mình thích.
Lưu Thị Thúy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
Tin khác
- Con em cán bộ nhân viên MEDDOM vui tết thiếu nhi
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc tham quan MEDDOM PARK
- Bế giảng khóa bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”