Tình yêu với biển đảo
Về hưu từ năm 2012 nhưng với PGS.TS Nguyễn Thị Cẩm Vân (nguyên Trưởng phòng Bản đồ và thông tin địa lý, Viện Địa lý), ký ức về những chuyến thực địa ngoài biển đảo dường như vừa mới diễn ra.
Tháng 3-1993, khi đang công tác ở phòng Bản đồ và thông tin địa lý, kỹ sư Nguyễn Thị Cẩm Vân được phân vào đoàn khảo sát các đảo ven bờ ở hai vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Đây là chuyến khảo sát tỉnh Quảng Ninh đầu tiên của chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước “Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hệ thống các đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược kinh tế xã hội biển” do GS.TS Lê Đức An chủ nhiệm.
Kỹ sư Nguyễn Thị Cẩm Vân tại UBND xã Vĩnh Thực, tháng 3-1993
Đoàn có nhiệm vụ khảo sát địa hình, phỏng vấn, thu thập số liệu tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân, đặc biệt là hoạt động du lịch, nuôi trồng hải sản và những khó khăn của người dân. Trong khoảng 2 tuần, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nhiều đảo như Trà Cổ, Mũi Ngọc, Vĩnh Thực, Cái Bầu… Không chỉ được lắng nghe chia sẻ của người dân, cảm nhận những khó khăn, hiểu được hoạt động sản xuất và mong muốn của họ, bà ấn tượng với vẻ đẹp hoang vu, đơn sơ của các đảo nơi đây. Tình yêu với biển đảo như lớn dần.
Cuối năm 1993, vừa hoàn thành kỳ thực tập tại Pháp, kỹ sư Nguyễn Thị Cẩm Vân tiếp tục tham gia chuyến khảo sát địa hình và thu thập số liệu ở đảo Cô Tô, tìm hướng phát triển cho đảo. Chủ đề biển đảo trở thành điểm nhấn trong nhiều đề tài khoa học của bà gần 30 năm qua.
Nguyễn Thanh
Tin khác
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”
- Một thời sinh viên sôi nổi
- Người thầy không thể quên
- Ký ức tổ đài A7