Tôi đến với chèo là duyên, là phận
Đó là lời chia sẻ của PGS.TS Hà Thị Hoa (giảng viên cao cấp trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương) với nghiên cứu viên của Bảo tàng MEDDOM trong buổi làm việc ngày 29-8-2023.
PGS.TS Hà Thị Hoa sinh năm 1966 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nhiều đời tại làng Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình - là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo. Do sớm được tiếp xúc với những làn điệu chèo mượt mà, đằm thắm từ nhỏ, năm 1982, khi vừa tốt nghiệp cấp II, bà trúng tuyển vào lớp đào tạo nguồn của trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tốt nghiệp năm 1989, bà được phân công tác về trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Bình. Từ năm 2001-2005, bà công tác tại Vụ đào tạo thuộc Bộ Văn hóa - thông tin. Từ năm 2005, bà là giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương.
![]() |
PGS.TS Hà Thị Hoa độc tấu đàn tranh |
Đến nay, sau hơn 30 năm công tác, bà có nhiều bài viết chất lượng trong các báo, tạp chí; các nhà xuất bản: Văn hóa nghệ thuật, Âm nhạc, như: Những làn điệu chèo cổ chọn lọc, Nhập môn âm nhạc cổ truyền, Âm nhạc cốt cách và nguồn sống của kịch hát truyền thống, Câu chuyện chèo cổ dưới góc nhìn văn hóa, Ứng diễn trong chèo cổ một giá trị sinh hoạt văn hóa cộng đồng…
Câu chuyện về nghề được bà say sưa chia sẻ và hứa hẹn sẽ kể thêm nhiều câu chuyện đời, chuyện nghề cho chúng tôi trong các buổi làm việc sau. Buổi làm việc kết thúc, PGS Hà Hoa tặng chúng tôi một đoạn độc tấu đàn tranh “đường trường duyên phận” như lời chia sẻ ban đầu, tôi đến với chèo là duyên, là phận.
Vũ Triệu
Tin khác
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
- Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng
- TS La Công Ý soạn tài liệu tặng MEDDOM