"Trâu ốm kéo cày"
“Điều quan trọng nhất khi làm khoa học phải có đam mê, chịu thiệt thòi về vật chất. Người không đam mê như trâu ốm kéo cày, làm việc thiếu nhiệt huyết”. Đó là kinh nghiệm đúc kết nhiều năm của GS.TS Mạch Quang Thắng (nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về những điều tâm đắc trong nghiên cứu khoa học.
GS.TS Mạch Quang Thắng sinh năm 1953 ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống đi biển đánh cá. Năm 1975, sau khi tốt nghiệp khoa Sử, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, ông được phân về công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương. Sau khi tốt nghiệp phó tiến sĩ ở Bungari năm 1986, ông về công tác ở Viện Lịch sử Đảng, Viện Mác – Lênin. Năm 1994, ông chuyển sang công tác ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh rồi làm Vụ phó, rồi Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (giai đoạn 1999-2013). Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, dù cương vị nào ông luôn sống và làm việc hết mình cùng với niềm đam mê, trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học. Điều đó giúp ông thành công trên con đường nghiên cứu về sử học, Hồ Chí Minh học, xây dựng Đảng với hàng trăm công trình, tiêu biểu như: Đảng Cộng sản Việt Nam – Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb. Lao Động, 2007; Hồ Chí Minh - con người của sự sống, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010... Với ông, mỗi một công trình nghiên cứu là một dấu ấn trên con đường khoa học.
GS.TS Mạch Quang Thắng (trái) chụp với PGS.TS Đào Tuấn Thành ở Hội nghị khoa học: Xô viết Nghệ Tĩnh: Sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử tại Hà Tĩnh, 2020.
Dù đã nghỉ hưu nhưng GS.TS Mạch Quang Thắng vẫn miệt mài tham gia giảng dạy và nghiên cứu, điều đó đã thấm vào máu, hơi thở cuộc sống của ông.
Ngô Hiển
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất