Triển khai chương trình: ''Em làm nhà địa chất''
Nằm trong kế hoạch phát huy giá trị di sản, sáng 5-10-2019, dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Văn Huy (Giám đốc chuyên môn) cùng sự tham gia của TS Lưu Hùng, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi làm việc bàn về chương trình giáo dục di sản dành cho học sinh, sinh viên, thông qua trưng bày chuyên đề ''Chuyện nghề địa chất''.
Tại buổi thảo luận, PGS.TS Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh: “Giáo dục di sản là một nghề, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu một cách sâu sắc để truyền tải những thông điệp vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh”. Từ những vật dụng luôn là bạn đồng hành cùng nhà địa chất như: la bàn, nhật ký, bản đồ, búa, ống nhòm,… theo đó là những câu chuyện làm nghề đang được giới thiệu tại Trưng bày, chúng tôi hướng tới xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh và những người quan tâm, để qua đó giúp các em hiểu được công việc và sự cống hiến thầm lặng của các nhà địa chất.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy (giữa) chủ trì buổi trao đổi tại trụ sở Trung tâm, ngày 5-10-2019
Chương trình giáo dục di sản mang tên "Em làm nhà địa chất" hứa hẹn nhiều điều thú vị, bất ngờ cho tất cả khách tham quan, đặc biệt là học sinh sinh viên, muốn tìm hiểu, khám phá về nghề địa chất, về những nhà địa chất Việt Nam.
Bùi Đình Nam
Tin khác
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
- Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng