Vốn là một nhà nghiên cứu về văn học hiện đại, GS Phong Lê chưa từng nghĩ có một ngày ông sẽ đi vào nghiên cứu một phần nào đó thuộc lĩnh vực văn học cổ cận đại. Tuy nhiên, như một cơ duyên hiếm có, khi đã ngoài tuổi thất thập, ông lại tham gia vào Hội Kiều học Việt Nam. Đây là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp ra đời năm 2011 với mục đích đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu Truyện Kiều để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du vào cuối năm 2015. Khi đó, GS Phong Lê là một trong những người đầu tiên ghi tên vào danh sách thành viên sáng lập hội. Ông được tin tưởng bầu vào Ban Chấp hành hội, sau đó được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực hội để giúp đỡ cho Chủ tịch hội là PGS Nguyễn Văn Hoàn, một bậc đàn anh, một đồng nghiệp của ông tại Viện Văn học. Tháng 6-2015, khi công việc chuẩn bị cho đại lễ kỉ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du đang bước vào giai đoạn quan trọng và gấp rút thì PGS Nguyễn Văn Hoàn đột ngột qua đời. Vì vậy, Ban Chấp hành hội phải họp khẩn cấp và giao trọng trách cho GS Phong Lê làm chủ tịch.
GS Phong Lê chia sẻ: “Tôi cảm thấy bản thân không xứng đáng với vị trí Chủ tịch hội. Nhưng vốn rất kính trọng đại thi hào Nguyễn Du và yêu mến kiệt tác Truyện Kiều, lại được anh em trong hội tin tưởng nên tôi không từ chối. Hơn nữa, đây là cơ hội để tôi được trở về với quê hương Hà Tĩnh, gắn bó hơn với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi rất cảm động, hạnh phúc và sung sướng khi có được cơ duyên này”.
GS Phong Lê
Trên cương vị Chủ tịch Hội Kiều học Việt
Nguyễn Thị Hợp
——————————————–
[1] Đến nay, bản nguyên tác Truyện Kiều do chính Nguyễn Du viết vẫn chưa được tìm thấy. Vì vậy, nỗ lực của Hội Kiều học Việt