Bảo tàng Di sản các nhà khoa học việt nam

Museum for scientists heritage of Vietnam

Trưng bày

  • 11:55 - 09/01/2023

    Chiếc vali từ thời sinh viên của PGS.TS Bùi Đức Hợi

    Từ ngày 05-01-2023, chiếc vali " 65 tuổi" của PGS.TS Bùi Đức Hợi được trưng bày tại Triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật", trong Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

  • 13:56 - 30/11/2022

    Kỷ niệm chương của PGS.TS Đinh Văn Niệm

    Đây là chiếc kỷ niệm chương bộ môn Kỹ thuật siêu cao tần, khoa Kỹ thuật thông tin (nay là khoa Điện tử viễn thông), trường ĐH Kỹ thuật tổng hợp Ilmenau tặng NCS Đinh Văn Niệm sau khi ông hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh, ngày 14-12-1978.

  • 15:59 - 04/08/2022

    "Chiến sĩ toàn quốc" Hà Học Hợi

    Danh hiệu “Chiến sĩ toàn quốc” năm 1952 là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng, là minh chứng cho nghị lực vượt khó của chàng thanh niên Hà Học Hợi.

  • 15:52 - 04/08/2022

    Chiếc huy hiệu của PGS Trần Hữu Quế

    Chiếc huy hiệu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có từ năm 1960 và nó được thiết kế bởi giảng viên Trần Hữu Quế*. Hơn sáu chục năm qua, trường Bách khoa vẫn sử dụng mẫu huy hiệu này. Không chỉ vậy, mẫu huy hiệu còn được chọn làm logo của trường.

  • 13:59 - 04/08/2022

    Tờ giấy khen của GS.TS Vũ Đình Lai

    GS.TS Vũ Đình Lai (1929, Hà Nội) nguyên là Chủ nhiệm bộ môn Sức bền vật liệu, khoa Công trình, trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1992. Những nghiên cứu của ông góp phần làm phong phú hệ thống lý thuyết về cơ học vật rắn biến dạng.

  • 10:58 - 04/08/2022

    Bệnh viện trong hang đá.

    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bác sĩ Lê Sỹ Toàn 3 lần được cử vào chiến trường C và chiến đấu ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào, trong đó lâu nhất là đợt cuối cùng, kéo dài gần 4 năm (1969-1973). Nếu không được tận mắt đọc những báo cáo, tài liệu viết tay và thư gửi về cho gia đình của ông thì thật khó hình dung ra những câu chuyện diễn ra trong những năm tháng ác liệt ấy

  • 10:46 - 04/08/2022

    Chuyện nghề địa chất

    Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngành Địa chất có đóng góp vô cùng to lớn.

  • 10:35 - 04/08/2022

    Đồng hồ của GS Phan Cự Đệ

    Phan Cự Đệ (1933 - 2007), chuyên ngành văn học, sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

  • 10:33 - 04/08/2022

    Mẫu đá do PGS Hồ Văn Chín thu thập

    PGS.TS Hồ Văn Chín (1933, quê Đồng Tháp), chuyên ngành Địa chất, nguyên Phân Viện trưởng Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ông cùng với cộng sự đã thực hiện thành công nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, trong đó có công trình: “Điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên- thoát lũ ra biển Tây” đạt giải thưởng cao Nhất của cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm 2012 trong lĩnh vực Khoa học ứng dụng.

  • 10:23 - 04/08/2022

    Món quà kỷ niệm từ Trường Sa lớn

    PGS.TS Nguyễn Khắc Khôi là cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ônh cùng các đồng nghiệp được giải thưởng Nhà nước năm 2005 dành cho đề tài nghiên cứu “Trồng cây che chắn và cây bóng mát tại quần đảo Trường Sa”, ông Nguyễn Khắc Khôi từng đồng tác giả nhận hai Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng năm 2003 dành cho công trình nghiên cứu cây thanh hao hoa vàng chiết xuất chất chữa sốt rét, Giải thưởng năm 2010 dành cho bộ sách Thực vật chí, Động vật chí và Sách đỏ.

  • 10:00 - 04/08/2022

    Món quà của nhà thơ Xuân Diệu

    GS Nguyễn Đăng Mạnh nguyên là Chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

  • 09:24 - 26/07/2022

    Chiếc máy ảnh FED-2

    Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên của GS Đặng Trung Thuận, ông mua năm 1960 ở Liên Xô, khi là sinh viên trường ĐH Tổng hợp Lomonosov, và ông đã sử dụng gần 20 năm trong nghề địa chất. Bởi vậy, ông coi nó là một kỉ vật quý.

  • 17:11 - 23/07/2022

    Hòm đạn cũ - Kỷ vật của một thời gian khó

    Mỗi một hiện vật đều ẩn chứa trong mình câu chuyện cùng những ký ức gắn bó với cuộc đời của nhà khoa học.

  • 16:49 - 23/07/2022

    Chiếc thùng nhôm - Kỷ vật của một thời gian khó

    Đây là chiếc thùng nhôm của PGS.TS Lê Văn Truyền sử dụng từ năm 1980 đến 2021.

  • 13:36 - 14/06/2022

    Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp từ thập niên 60

    Thời kỳ bao cấp, không chỉ xe máy mà ngay cả xe đạp cũng cần phải có giấy chứng nhận sở hữu. Năm 1962, PGS Tạ Ngọc Hải (nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Nguyên lý – Chi tiết máy, khoa Chế tạo máy, trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng đã phải xin giấy chứng nhận sở hữu cho chiếc xe đạp đầu tiên của mình.

  • 10:37 - 07/03/2022

    Sổ ghi chép của PGS Lê Thị Cúc

    Năm 1992, trường Đại học Bách Khoa có hai tiêu chuẩn cử đi sang Pháp đã được cho PGS.TS Hồ Anh Túy ở Khoa Điện tử và bà Nguyễn Thị Hiền ở Khoa Lương thực thực phẩm, dưới sự tài trợ của chương trình UDF. Khi đó, PGS Lê Thị Cúc, là giảng viên Bộ môn Lương thực thực phẩm của trường Đại học Bách Khoa không hề biết và cũng không có tên trong danh sách. Trước đó một tuần, thầy Hà Duy Tư-Trưởng phòng Đào tạo quốc tế của trường gọi điện cho bà nói về vấn đề trên, và muốn mời bà là người thứ 3 dự thi, không chắc đảm bảo bà sẽ được đi học, nếu thi đỗ thì đi học vì sợ một trong hai người bà Túy hoặc bà Hiền thi bị rót thì phí mất tiêu chuẩn.

  • 09:58 - 07/03/2022

    Chiếc máy ADN đầu tiên ở Việt Nam

    Năm 1985, phát minh về PRC (Polymerase Chain Reaction) - nguyên lý nhân gene đã làm thay đổi thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực di truyền học phân tử. Tác giả của nó, nhà hóa sinh Kart Mullis được nhận giải Nobel năm 1993. Trên cơ sở phát minh này, một loạt các máy nhân AND được sản xuất theo đúng nguyên lý Kary Mullis ra đời. Ở Việt Nam, người may mắn sở hữu một trong những chiếc máy ấy là GS.TS Lê Đình Lương.

  • 14:20 - 05/03/2022

    Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi GS Đặng Thị Hồng Vân

    Đây là bức thư Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (lấy bút danh là Văn), Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam viết ngày 17-2-1948 gửi tới Đặng Thị Hồng Vân nhân dịp ngày lễ thành hôn của bà với ông Trần Công Tường.

  • 09:07 - 05/03/2022

    Chiếc xe đạp Peygeot của Giáo sư Trần Văn Hà

    Đó là chiếc xe đạp Peugeot GS Trần Văn Hà mua ở Pháp năm 1987 khi kết thúc chuyến công tác hai năm tại đây. Trong chuyến đi này, ông mua 4 chiếc xe đạp Peugeot giống nhau. Một chiếc ông sử dụng còn ba chiếc chia cho ba người con trai.

  • 09:03 - 05/03/2022

    Khối Tetrapod chắn sóng của Giáo sư, tiến sĩ Lương Phương Hậu

    Đây là sản phẩm khoa học bằng bê tông, do Giáo sư, tiến sĩ Lương Phương Hậu (Chủ nhiệm bộ môn Cảng – Đường thủy, trường ĐH Xây dựng) ứng dụng ý tưởng của nước ngoài để chế tạo năm 1991 và được sử dụng phổ biến để chắn sóng bảo vệ bờ biển ở Nha Trang và các tỉnh phía Nam Việt Nam.