Từ chiến trường đến giảng đường
Với PGS.TS Trần Lê Bảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội), từ chiến trường đến giảng đường là hành trình của đam mê và khát vọng cống hiến.
Ông Trần Lê Bảo (ngồi hàng trên cùng, thứ 3 từ phải sang) cùng thầy cô và bạn bè lớp 10A trường THPT Trưng Vương, năm 1963.
Năm 1963, sau khi tốt nghiệp cấp III, Trần Lê Bảo tham gia thanh niên xung phong ở Nông trường Quân đội Điện Biên Phủ, cùng đồng đội tăng gia sản xuất, rà phá bom mìn… Năm 1968, ông tham gia tiểu đoàn Pháo cáo xạ C2D44 (thuộc một trong 5 tiểu đoàn Pháo cao xạ của quân khu Tây Bắc), chiến đấu ở nhiều nơi như Sầm Nưa, Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Trải qua những trận chiến ác liệt, biết bao đồng đội đã ngã xuống, may mắn Trần Lê Bảo vẫn có thể chứng kiến ngày đất nước giải phóng. Xuất ngũ năm 1975, ông quyết định thi vào khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội II. Nhưng như câu nói “Nghề chọn người”, thi đỗ vào trường Sư phạm, ông được phân về học ở khoa Ngữ văn.
Ông tâm sự: “Ở tuổi 30 tôi mới được đặt chân tới giảng đường đại học, nhưng với tinh thần của người chiến sĩ quân đội, với khao khát được học tập và công hiến cho khoa học, với ý chí bù lại tuổi xuân đã mất trong chiến tranh, tôi cố gắng vượt mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để làm việc và học tập”. Tốt nghiệp đại học năm 1979, ông được giữ lại trường làm giảng viên và sống thác với con đường văn học cho đến nay.
Nguyễn Hằng
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất