Từ phòng máy đến bục giảng
Sáng ngày 9-2-2023, nghiên cứu viên của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam có buổi làm việc với PGS.TS Phạm Văn Ất (nguyên Trưởng khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Giao thông vận tải) và được ông chia sẻ cơ duyên đến với ngành giáo dục.
PGS.TS Phạm Văn Ất sinh năm 1945 tại một vùng nông thôn nghèo của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 1963, Phạm Văn Ất trở thành sinh viên khoa Toán, khóa VIII, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1967 tốt nghiệp đại học, ông được phân công tác tại phòng Máy tính thuộc Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước trở thành một cán bộ nghiên cứu. Nhưng trong thâm tâm ông vẫn ước mơ được đứng trên bục giảng trao truyền những kiến thức cho học trò. Suy nghĩ ấy đã thôi thúc ông để rồi năm 1987, PGS.TS Phạm Văn Ất xin chuyển công tác sang trường Đại học Giao thông vận tải, giảng dạy bộ môn Tin học. Đây cũng chính là ngôi nhà mà ông gắn bó trong suốt sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình, ông cũng là trưởng khoa đầu tiên của khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Giao thông vận tải.
PGS.TS Phạm Văn Ất trong buổi làm việc cùng nghiên cứu viên Trung tâm Di sản, ngày 9-2-2023
Bên cạnh việc giảng dạy, PGS.TS Phạm Văn Ất còn say mê, miệt mài với những công trình nghiên cứu. Ông đã xuất bản hàng chục cuốn sách, công bố hàng trăm bài nghiên cứu chuyên ngành... Rất ủng hộ hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, PGS.TS Phạm Văn Ất hứa sẽ tiếp tục dành thời gian chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm cuộc đời và trao tặng những tài liệu, hiện vật gắn liền với quá trình nghiên cứu khoa học của mình cho Trung tâm.
Triệu Vũ
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất