Ươm mầm từ nhà trường kháng chiến
Một trong những chủ đề được PGS Nguyễn Hữu Xý – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nói đến nhiều nhất trong buổi làm việc ngày 28-5-2015 là vấn đề dạy và học.
Nguyễn Hữu Xý đi qua những năm tháng học phổ thông tại Liên khu V trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Hầu như toàn bộ quãng thời gian đó gắn với việc tản cư, đào hầm… và thiếu thốn đủ thứ, đặc biệt là sách vở. Một điều đáng ngạc nhiên là môi trường đó lại đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức và định hình phong cách sống cho một thế hệ học sinh như ông, mà sau này hầu hết đều trở thành những nhà khoa học và quản lý có nhiều đóng góp như: GS Phạm Duy Hiển, TS Thái Phụng Nê, GS.TS Trần Ngọc Chấn…
PGS Nguyễn Hữu Xý
PGS Nguyễn Hữu Xý cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn như vậy, vấn đề không phải là chúng tôi học được gì, mà là biết cách học và học cho đúng. Và chúng tôi may mắn được học thầy giỏi như Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn… Các thầy dạy cho học trò về phương pháp học, kể lại cho học trò rằng mình đã học như thế nào và hỏi lại học trò hiểu vấn đề đó như thế nào?”. Những chia sẻ ấy gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm, trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
Đỗ Minh Khôi
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất