Xuất bản Tập 2 cuốn Di sản sản ký ức của nhà khoa học
Một năm sau ngày xuất bản Tập 1 cuốn sách Di sản ký ức của nhà khoa học, vào dịp Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục cho ra đời Tập 2 cuốn Di sản ký ức của nhà khoa học, như một lời tri ân đặc biệt gửi đến các nhà giáo, nhà khoa học Việt Nam.
Tập 2 cuốn Di sản ký ức của nhà khoa học gồm 52 bài viết – đó cũng là 52 câu chuyện khác nhau về các nhà khoa học đã và đang được Trung tâm nghiên cứu. Nội dung cuốn sách được kết cấu theo ba chủ đề: 1- Từ hạt giống đến những cây đại thụ; 2- Để làm giàu cho đất nước; 3- Hết lòng vì người bệnh. Đây là những câu chuyện được các nghiên cứu viên của Trung tâm xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu hiện vật hoặc ghi lại từ lời kể của chính nhà khoa học hay từ những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ.
Di sản ký ức của nhà khoa học - Tập 2 gồm những câu chuyện xúc động, đa dạng về các nhà khoa học
Trong cuốn sách này, một nội dung đặc biệt mà chắc hẳn còn rất ít người biết đến - đó là ký ức về Đoàn 21 cán bộ đầu tiên được Đảng và Bác Hồ cử sang Liên Xô học tập vào tháng 7-1951. Cùng với việc tìm hiểu từ gia đình, bạn bè những người đã mất, nhất là từ hai “nhân chứng sống” còn lại của Đoàn là Thiếu tướng Phạm Như Vưu và PGS. Thiếu tướng Lê Văn Chiểu, nghiên cứu viên Trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi, phỏng vấn ghi hình… tất cả đã phần nào “phác họa” lại được thời khắc lịch sử đó của đất nước ta.
Với tiêu chí trung thực, khách quan, các câu chuyện được kể thông qua các tài liệu, hiện vật hoặc ký ức của nhà khoa học và gia đình, Di sản ký ức của nhà khoa học, Tập 2 đã phản ánh khá sinh động, phong phú về lịch sử cuộc đời của nhà khoa học và cũng là một phần lịch sử của nền khoa học Việt Nam.
Cuốn sách dày 335 trang, khổ 16x24cm, được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên cả nước.
Trình Anh
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất